Nuôi rắn mối: (TBKTSG Online) - Sau hơn 2 năm qua nuôi rắn mối, anh Hồ Chí Linh (xã Mỹ Hòa, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre) cung cấp cho thị trường được 70.000 con rắn mối giống. Với giá bán 14.000 đồng/con, mang lại cho anh nguồn thu nhập trên dưới 1 tỉ đồng.
Anh là người đầu tiên mở ra hướng chăn nuôi mới với hiệu quả kinh tế khá cao. Về xã Mỹ Hòa hỏi thăm nhà anh Hồ Chí Linh không ai là không biết. Bởi, vùng này anh nổi tiếng với nghề nuôi rắn mối. Sau hơn nửa giờ băng qua những đoạn đường đất nhão nhẹt để tìm đến nhà anh Hồ Chí Linh, và câu chuyện của chúng tôi được bắt đầu bằng câu hỏi: “Anh có thể chia sẻ từ ý tưởng nào mà anh chọn con rắn mối để phát triển kinh tế?”
Anh Hồ Chí Linh thú thật: “Ý tưởng nuôi rắn mối đến với tôi cũng thật tình cờ. Trong một lần về nhà anh bạn học chung ở huyện Củ Chi (TPHCM) chơi, thấy có nuôi rắn mối bán làm kiểng, cho hiệu quả kinh tế cao. Một lần khác, đi ăn cùng đám bạn tại một nhà hàng ở tỉnh Bình Dương, lại thấy có bán món rắn mối, tôi tò mò hỏi thăm và biết đây là món bán rất chạy và giá rất cao. Thế là, về nhà tôi xây chuồng nuôi”.
Từ 20 cặp rắn mối ban đầu mua ở huyện Củ Chi, sau 2 năm nuôi anh Linh đã xuất bán cho thị trường từ Long An. Tiền Giang, TPHCM, Bà Rịa - Vũng Tàu và các tỉnh phía Bắc khoảng 70.000 con rắn mối giống. Với giá bán 14.000 đồng/con, anh thu về khoảng 1 tỉ đồng.
“Từ đầu năm đến nay, bạn hàng từ khắp nơi điện thoại đến, có người xuống tận nơi hỏi mua, nhưng đâu có hàng đâu mà bán. Mới tuần trước, có một đoàn từ Cà Mau lên tham quan, đặt mua con giống nhưng cũng không có để bán” - anh Linh cho biết.
Năm 2010 anh có chào hàng và bán rắn mối thịt cho các nhà hàng tại TPHCM, Bình Dương…, để xem phản ứng thị trường. Thật bất ngờ, mỗi kg rắn mối có giá từ 450.000 - 500.000 đồng, nhưng cũng không có đủ hàng để cung cấp. Từ đầu năm 2011 đến nay, anh không bán rắn mối thịt nữa vì toàn bộ con giống được chuyển đi các trại nuôi ở Long An, TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu…, để nhân giống ra thêm.
“Về lâu dài nhu cầu nuôi và sử dụng thịt rắn mối thịt chế biến các món chiên, rô ti, xào lăn…, tại các nhà hàng là rất nhiều. Vì thế, tôi nghĩ đầu ra con rắn mối luôn ổn định” - anh Linh chia sẻ khi chúng tôi hỏi đầu ra của loại bò sát này.
Trao đổi về kinh nghiệm chăn nuôi, anh Linh nói: “Rắn mối là loại bò sát ưa nắng vì thế khi thiết kế chuồng nuôi nên thiết kế theo kiểu 50:50 (tức 50 ngoài trời nắng 50 trong mát). Trong chuồng nên để các ống gạch hay lá cây để rắn mối có nơi trú ngụ. Rắn mối dễ nuôi lắm! Hầu như không bị bệnh gì cả ngoại trừ bệnh giun sán. Trong quá trình nuôi nên bổ sung thêm vitamin tổng hợp vào thức ăn nhằm tăng cường sức đề kháng là được”.
Hiện tại, anh Linh có 3 chuồng nuôi rắn mối với số lượng trên 1.000 con bố mẹ. Dự kiến, cuối năm nay anh cung cấp cho bạn hàng 6.000 con rắn mối giống. “Để có thể đáp ứng nguồn rắn mối giống cho bà con nông dân cũng như rắn mối thịt cho các nhà hàng, sắp tới tôi sẽ mở rộng diện tích nuôi lên” - anh Linh cho hay.
Thông tin liên hệ:
Trang Trại Nuôi Rắn Mối KIỀU HOA
Địa chỉ: 11 Tổ 1 – Thôn 3 - Diên Phú – Diên Khánh – Khánh Hòa (Gần cạnh quốc lộ 1 A)
Điện Thoại: 0934 781 792 - 01678 827 634 (Cô Hoa)
Email: trairankieuhoa@gmail.com
Website: www.ranmoigiong.com – www.ranmoithit.com – www.nuoiranmoi.net
Tag: ran moi, ran moi giong, nuoi ran moi, ky thuat nuoi ran moi, mo hinh nuoi ran moi, cach nuoi ran moi, thu mua ran moi, phong va tri benh cho ra moi, cac benh thuong gap o ran moi